QUY ĐỊNH
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Ngọc Hiển
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Vị trí, chức năng
1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Thực hiện theo Quy định tại phần II của Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10 tháng 7 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vaø Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về lao động, người có công và xã hội.
2. Hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách đối với các đối tượng bảo trợ xã hội; hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và các chương trình, dự án, đề án về trợ giúp xã hội; tổng hợp, thống kê số lượng đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo trên địa bàn huyện;
3. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện, chương trình kế hoạch hành động bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn huyện; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và chăm sóc trẻ em thuộc phạm vi quản lý của huyện; xây dựng xã, thò traán phù hợp với trẻ em; tổ chức, theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; các chế độ, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
4. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và giải pháp phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy; phòng, chống HIV/AIDS cho đối tượng maïi dâm, ma túy; hoã trợ tái hòa nhập coäng đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài về;
5. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch về bình đẳng giới sau khi được phê duyệt; hướng dẫn lồng ghép các chương trình về bình đẳng giới trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Chương III
CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có Trưởng phòng và không quá 03 Phó trưởng phòng.
a. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng;
b. Các Phó trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;
c. Việc bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật; việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và chế độ chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
d. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đặc điểm tình hình thực tế của đơn vị, trình độ năng lực của cán boä chuyên môn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, tổ chức thành các bộ phận trực thuộc đảm nhận các công việc trên các lĩnh vực công tác như sau:
- Bộ phận kế toán;
- Bộ phận chính sách lao động - việc làm;
- Bộ phận xóa đối - giảm nghèo, bảo trợ xã hội;
- Bộ phận phòng, chống tệ nạn xã hội;
- Bộ phận trẻ em - bình đẳng giới;
- Bộ phận chính sách người có công với cách mạng;
- Bộ phận văn thư - lưu tröõ.
2. Biên chế
Biên chế hành chính của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội do Uỷ ban nhân dân huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.
Điều 4. Nhiệm vụ của Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng
1 Nhiệm vụ của Trưởng phòng
- Trưởng phòng là người đứng đầu cơ quan, lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định tại chương II của quy định này.
- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các hoạt động của Phòng, kể cả phân công cho cán bộ, công chức hoặc ủy quyền cho cấp phó thực hiện nhiệm vụ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, gây thiệt hại trong cơ quan thuộc quyền quản lý của mình.
- Chịu trách nhiệm chấp hành các quyết định, chỉ đạo của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, trường hợp thực hiện chưa được hoặc không kịp thời theo yêu cầu thì báo cáo và nêu rõ lý do với Chuû tòch Ủy ban nhân dân huyện.
- Giải quyết những kiến nghị của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến chức năng, thẩm quyền quản lý của phòng; trình UBND huyện những việc vượt quá thẩm quyền hoặc những việc đã phối hợp giải quyết giữa các cơ quan nhưng còn những ý kiến chưa thống nhất.
- Chủ động đề xuất, tham gia ý kiến về những công việc chung của UÛy ban nhaân daân huyện và thực hiện các nhiệm vụ theo söï phân công của Chủ tịch UÛy ban nhaân daân huyện và sự phân cấp của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan soạn thảo các văn bản, đề án khi có những vấn đề liên quan đến chức năng, thẩm quyền, lĩnh vực quản lý của Phoøng.
- Làm chủ tài khoản và quản lý kinh tế, tài sản của Phòng theo qui định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ của các Phó Trưởng phòng
- Các Phó Trưởng phòng là người giúp cho Trưởng phòng theo từng lĩnh vực do Trưởng phòng phân công, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, UBND huyện, chủ tịch UBND huyện và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ ñöôïc giao.
- Thay maët Trưởng phòng trực tiếp quản lý, điều hành moïi hoaït ñoäng của phòng, giải quyết công việc hàng ngày của Phòng vaø lieân ñôùi chòu traùch nhieäm veà coâng vieäc ñöôïc giao.
- Các Phó Trưởng phòng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Đề án cuûa UÛy ban nhaân daân huyeän veà thực hiện Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ và theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp giải quyết các vấn đề mang tính phöùc taïp, ngoaøi chöùc thì các Phó Trưởng phòng phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Trưởng phòng trước khi quyết định và báo cáo Trưởng phòng công việc mà mình đã thực hiện.
Điều 5. Quan hệ giữa Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng vôùi cán bộ công chức của phòng
1.Trong chỉ đạo, điều hành công việc lãnh đạo Phòng thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ Thủ trưởng; phát huy tinh thần chủ động, tính sáng tạo, ý thức trách nhiệm cá nhân, đảm bảo trật tự, kỷ cương của cơ quan quản lý nhà nước. Những công việc quan trọng thuộc Phòng được thông qua trong lãnh đạo Phòng trước khi quyết định.
2. Phó Trưởng phòng làm việc theo sự phân công của Trưởng phòng và được Trưởng phòng ủy nhiệm ký thay những văn bản của phòng trong lĩnh vực Phó Trưởng phòng phụ trách.
3. Khi Trưởng phòng đi vắng ủy quyền cho moät Phó Trưởng phòng tröïc tieáp quaûn lyù, ñieàu haønh moïi hoaït ñoäng cuûa phoøng. Ngoài công việc được phân công, Phó Trưởng phòng trực còn có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
- Điều hành công việc hàng ngày trong cơ quan theo chương trình, kế hoạch đã định và đột xuất;
- Thay mặt Trưởng phòng giải quyết công việc của Trưởng phòng và ký một số văn bản thuộc lĩnh vực do Trưởng phòng phụ trách;
- Giải quyết công việc của Phó Trưởng phòng khác khi Phó Trưởng phòng đó vắng mặt (trường hợp có 03 Trưởng phòng).
Chương IV
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 6. Quan hệ giữa Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
1. Là mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên về công tác chuyên môn, nghiệp vụ của ngành. Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm do Sôû Lao động – Thương binh và Xã hội đề ra. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất về công tác của Phòng v về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Đề xuất với Sôû Lao ñoäng – Thöông binh vaø Xaõ hoäi coù vaên baûn hướng dẫn giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác quản lý, thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ của ngành mang tính phức tạp hoặc mới phát sinh mà pháp luật chưa coù vaên baûn điều chỉnh.
Điều 7. Quan hệ công tác giữa Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội với Ủy ban nhân dân huyện
Mối quan hệ công tác giữa Phòng Lao ñoäng – Thöông binh vaø Xaõ hoäi với Ủy ban nhân dân huyện là mối quan phục tùng, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Trong quá trình hoạt động Phòng Lao ñoäng – Thöông binh vaø Xaõ hoäi báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất caùc hoạt động lao ñoäng thöông binh vaø xaõ hoäi trên địa bàn huyện về Ủy ban nhân dân huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
Điều 8. Mối quan hệ công tác giữa Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội với các phòng, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp huyện
1. Mối quan hệ công tác giữa Phòng Lao ñoäng – Thöông binh vaø Xaõ hoäi với các phòng, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp huyện là mối quan hệ phối hợp, thực hiện các nhiệm vụ chung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ cuûa Phoøng nhằm mục đích thực hiện hoaøn thaønh nhiệm vụ chính trị của địa phương do Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UÛy ban nhân dân, Chủ tịch UÛy ban nhân dân huyện giao.
2. Thường xuyên phối hợp với các phòng, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp huyện xây dựng kế hoạch liên tịch để thực hiện các mặt công tác chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan. Đồng thời phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội i trên địa bàn.
Điều 9. Mối quan hệ giữa Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn
Mối quan hệ giữa Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn là mối quan hệ chỉ đạo, quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ; chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch của ngành lao ñoäng thöông binh vaø xaõ hoäi thống nhất từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã, thị trấn.
Chương V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 10. Khen thưởng
Những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và thực hiện tốt Quy định này, góp phần cùng Phòng Lao Lao động – Thương binh và Xã hội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, sẽ được xem xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Xử lý vi phạm
Cán bộ, công chức, viên chức Phòng Lao Lao động – Thương binh và Xã hội và các đơn vị, cà nhân có liên quan vi phạm Quy định này, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý nghieâm theo quy định của pháp luật.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện tốt Quy định này.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Lê Văn Sử
|