Ông Lâm Toàn, ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây kiểm tra độ mặn trong vuông tôm
Hiện nay xuất hiện những cơn mưa đầu mùa khiến môi trường nước thay đổi đột ngột, độ mặn và độ Ph giảm, gây ra hiện tượng phân tầng nước, vì vậy người nuôi tôm nên xả bỏ mặt nước mưa nhằm ổn định môi trường nuôi tránh tình trạng tôm bị sốc nhiệt độ, tạo điều kiện cho vi khuẩn trên tôm phát sinh. Ngoài ra, người nuôi tôm có thể sử dụng vôi, men vi sinh rải trong vuông nuôi nhằm ổn định độ kiềm, độ Ph tăng sức đề kháng cho tôm. Mặc khác, khi thả tôm người dân cần tuân thủ lịch thời vụ và thả ở mật độ thưa hiệu quả mang lại cao hơn. Từ đầu năm đến nay, diện tích tôm nuôi nhiễm bệnh là 142ha, chủ yếu bệnh đỏ thân, đốm trắng.
Ông Hồng Quang Kha, Ấp Đường Đào, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển nói “vào mùa mưa chúng tôi thường thay nước trong ao để thải bớt lượng nước mưa nhằm ổn định độ mặn trong nước tránh tình trạng tôm bị sốc nhiệt độ và dùng men vi sinh để xử lý lá cây dưới đáy ao làm sạch môi trường nuôi”
Ông Đào Văn Tươi, Chủ tịch Hội thủy sản huyện Ngọc Hiển chia sẽ “Đối với các hộ mới thả tôm giống cần theo dõi thường xuyên mật độ tôm nuôi, bổ sung men vi sinh để ổn định môi trường và hạn chế thay nước để tránh tôm bị sốc nhiệt độ. Ngoài ra, người nuôi nên kiểm tra bờ bao, cống bọng nhằm sớm phát hiện dấu hiệu bất thường trên tôm để kịp thời phòng trị”.
Không chỉ chủ động phòng bệnh trên tôm nuôi, người dân còn sử dụng những chế phẩm sinh học, men vi sinh giúp tôm khỏe mạnh. Có nhiều năm kinh nghiệm trong nuôi tôm, Ông Lâm Toàn, ấp Ông Định, Xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển đã thành công trong sử dụng men vi sinh vào nuôi tôm. Đặc biệt vào mùa mưa, ông Toàn thường sử dụng men vi sinh để xử lý, cải tạo môi trường nước bị ô nhiễm từ lá cây, lập lại cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi, làm sạch đáy ao loại bỏ những vi khuẩn gây hại đối với tôm nuôi, tăng sức đề kháng tạo lợi khuẩn cho tôm phát triển khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh trên tôm. So với cách nuôi truyền thống, việc sử dụng men vi sinh mang lại năng suất cao, trung bình mỗi hộ có thu nhập từ 50 đến 70 triệu đồng/ha/năm.
Ông Lâm Toàn, Ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển cho biết “Nhờ sử dụng men vi sinh mà vuông của tôi đỡ bị ô nhiễm hơn, tôm phát triển nhanh, khỏe mạnh, tỷ lệ hao hụt thấp và tạo ra vi khuẩn có lợi trong vuông tôm góp phần bảo vệ môi trường nuôi. Nhất là trong mùa mưa khi lá cây rơi xuống nhiều sẽ có mùi dùng men vi sinh sẽ loại bỏ mùi hôi và chất cặn bã tồn tại trong đáy ao vuông”
Ngoài việc trang bị kiến thức, kinh nghiệm trong nuôi tôm, người nông dân cần phối hợp với chính quyền địa phương và cán bộ kỹ thuật nhằm phòng, bệnh trên tôm nuôi kịp thời, hiệu quả giúp cho vụ nuôi thành công./.