image banner
huyenngochien-anh-tieu-diem-1

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

THỰC HIỆN ĐẦY ĐỦ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Thông tin chuyên đề

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Để giáo dục mầm non nâng cao về chất lượng
Màu chữ

Huyện Ngọc Hiển có 08 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1,6 ngàn trẻ theo học. Những năm qua, huyện đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hóa, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.

Tại trường Mẫu giáo xã Tân Ân Tây, năm học này trường được đầu tư xây dựng mới, quy mô theo chuẩn mức độ 2, gồm 2 tầng, có 06 phòng học, 05 phòng chức năng với nguồn vốn gần 15 tỷ đồng. Cô Vũ Thị Hảo, Hiệu trưởng trường cho biết, trước đây, trường cũ có phòng học nhỏ hẹp, thiếu trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, lại thường bị ngập nước vào mùa triều cường, gây nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và dạy trẻ. Cũng chính vì vậy, nhiều phụ huynh ngán ngại, đa phần cho con đi học ở các điểm lân cận chứ ít gửi gắm con em theo học ở trường. Đầu năm 2024, trường được đầu tư mới, có cơ sở vật chất khang trang, phòng học rộng rãi, trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết; đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp ngăn nắp, khoa học, tạo môi trường thân thiện cho trẻ học tập, vui chơi và phát triển.

Cô và trò trường Mẫu giáo thị trấn Rạch Gốc tổ chức nhóm học tập theo chủ đề góc học tập

Ngoài ra, trường còn bố trí các khu vực cho trẻ hoạt động vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời như sân tập thể dục cho trẻ, khu chơi thể thao; khu vực trò chơi ngoài trời; khu vực trồng và chăm sóc cây xanh,... để tạo môi trường và không gian cho trẻ thoả sức vui chơi, khám phá, nâng cao sức khoẻ. Nhờ có sự đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất đã đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của người dân. Đến nay, trường đã thu hút 105 trẻ đến lớp, cao hơn khoảng 30% so với năm nước.

Bên cạnh hoàn thiện cơ sở vật chất, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện, các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện còn tích cực đổi mới phương pháp giáo dục, trọng tâm là tăng cường hoạt động trải nghiệm, khám phá cho trẻ. Theo đó, môi trường học của các bé không còn gò bó khuôn khổ trong lớp học mà mở rộng hoạt động học tại khuôn viên trường, khu vận động và những chuyến tham quan thực tế ở những địa điểm khác do trường phối hợp tổ chức.

Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm”, trường Mẫu giáo xã Tân Ân thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm phù hợp với nội dung, chủ đề học tập cho trẻ. Gần đây nhất, trường phối hợp với Đồn Biên phòng Rạch Gốc tổ chức hoạt động trải nghiệm “Bé giao lưu cùng các chú Bộ đội Biên phòng”, thu hút hơn 100 trẻ ở độ tuổi từ 3 – 6 tuổi tham gia.

Tại buổi trải nghiệm, các bé được cùng các chú bộ đội chơi các trò chơi dân dan; nghe các chú kể về truyền thống anh hùng, đấu tranh, hy sinh giành độc lập của các thế hệ cha ông đi trước. Đồng thời, được tham quan vườn rau, ao cá và học tập các kỹ năng gấp chăn, mền, khăn… cùng cô giáo và các chú bộ đội. Không chỉ vậy, cô và trò của trường còn được giao lưu các tiết mục văn nghệ, được hòa mình vào không khí vui tươi, đầy ý nghĩa, tạo sự hứng khởi và thích thú cho trẻ.

Theo cô Huỳnh Thị Oanh, Hiệu trưởng trường mẫu giáo Tân Ân, thông qua hoạt động đã giúp các trẻ được trải nghiệm, sắm vai và hòa mình vào các hoạt động của chú bộ đội, góp phần vun đắp tình cảm, hiểu thêm về cuộc sống, sinh hoạt của Bộ đội Biên phòng. Từ đó giáo dục trẻ lòng yêu nước và biết ơn các chú bộ đội, không ngừng rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

Cô Oanh cho biết, ngoài phối hợp với các đơn vị tổ chức các hoạt động bên ngoài, nhà trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong phạm vi trường, lớp như: trồng cây, thu hoạch rau, củ, làm lồng đèn trung thu, bé tập làm nội trợ hoặc chơi các trò chơi dân gian, trò chơi vận động,… Hầu hết các con rất hào hứng khi được kết hợp giữa học và chơi. Từ việc thực hành, trải nghiệm việc thật, vật thật giúp các con mở rộng vốn kiến thức về thế giới xung quanh, phát triển các kỹ năng mềm, mang đến một môi trường học tập sôi nổi, vui tươi, thân thiện, an toàn và hạnh phúc. 

Đi đôi với công tác giáo dục, việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ cũng được các trường thực hiện chu đáo, khoa học. 100% các trường mẫu giáo, mầm non trên địa bàn huyện tổ chức hiệu quả việc nuôi ăn bán trú cho trẻ đến trường. Khu vực bếp ăn được bố trí gọn gàng, ngăn nắp, trang bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ nhà bếp và hệ thống vận hành của bếp ăn một chiều. Với sự hỗ trợ của phần mềm nuôi ăn, căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng, calo, vitamin của trẻ, các trường đã xây dựng được thực đơn hoàn chỉnh theo từng ngày cho trẻ. Đồng thời, thực hiện thông báo công khai cho phụ huynh, cùng tham gia xây dựng cũng như giám sát thực đơn theo từng bữa ăn, giúp trẻ phát triển đảm bảo theo biểu đồ tăng trưởng.

Cô Nguyễn Thị Sáu, Hiệu trưởng trường Mầm non Hướng Dương, thị trấn Rạch Gốc thông tin, mỗi ngày, trẻ được ăn hai bữa, gồm bữa chính vào buổi trưa và bữa nhẹ vào buổi chiều. Bữa ăn của các em được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, có đủ các loại rau củ, thịt, cá, trái cây, đảm bảo cung cấp vitamin, dinh dưỡng, lượng calo để các bé vui chơi, học tập. Thực đơn thay đổi theo ngày, theo tuần, được cân đối, tính toán phù hợp với mức 25.000 đồng/ngày, giúp cho trẻ có sức khỏe tốt, phát triển toàn diện về trí lực và thể lực.

Toàn huyện Ngọc Hiển hiện có 133 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở bậc học mầm non. 100% cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn, vững về chuyên môn, nghiệp vụ, yêu nghề, mến trẻ.

Ông Lê Xuân Hùng, Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo huyện nhìn nhận, cái khó của bậc học mầm non hiện nay là tỷ lệ huy động trẻ đến trường còn chưa cao do phụ huynh ở vùng nông thôn chưa mặn mà với việc đưa con đến lớp. Nhiều trường vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Mặt khác, huyện vẫn còn 04 điểm lẻ phải mượn phòng ở các trường tiểu học cho các cháu học tập. Để tháo gỡ, địa phương đã đề ra những kế hoạch, giải pháp, bước đi cụ thể, phấn đấu đến năm 2025 sẽ hoàn thành. Mục tiêu ngành Giáo dục huyện nhà hướng tới là ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, để những “mầm xanh” của quê hương phát triển toàn diện về trí lực và thể lực./.

Trúc Linh

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

  • Tất cả: 1

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hiển

Chịu trách nhiệm: Ban Biên tập.

Địa chỉ: Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Liên hệ: Điện thoại: (0290) 3719.026 - Fax: (0290) 3719.048 - Email: huyenngochien@camau.gov.vn

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready