Em Võ Huỳnh Hạnh Ni, học sinh lớp 2A, Trường Tiểu học 1, xã Viên An là trẻ khuyết tật đặc biệt khó khăn, không được mai mắn như các bạn cùng trang lứa, vì khi em vừa sinh ra bị liệt cả hai chân, từ nhỏ đến nay mọi sinh hoạt cá nhân của em phải nhờ vào cha, mẹ của em hỗ trợ. Đến nhận quà của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Cà Mau, em Ni rất vui và kỳ vọng. Em Võ Huỳnh Hạnh Ni, Học sinh lớp 2A Trường tiểu học 1, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển chia sẽ: “Em mong như các bạn cùng trang lứa để được thực hiện các ước mơ của em, nhưng số phận của em không cho như các bạn khác, không chỉ vì em đi lại không được mà em bỏ việc học hành và ước mơ của mình. Từ lúc em biết, em không đi lại được thì em buồn lắm mỗi buổi chiều về em khóc rất nhiều, lúc đó em tự hỏi tại sao mình không đi lại được, tại sao mình không giống các bạn, tại sao mọi sinh hoạt cá nhân phải nhờ cha hoặc mẹ, tại sao và rất nhiều tại sao. Mặt dù em đi lại không được nhưng em cố gắng trong học tập để không phụ lòng người thân em quan tâm, khi em nhận được phần quàn từ Hội Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Cà Mau và các cô, chú mạnh thường quân gởi tặng em, em rất vui mừng. Vì phần quà này, là động lực để em bước tiếp trong cuộc sống và trong học tập tốt hơn”.
Ông Tạ Bửu Thương, Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Cà Mau tặng quà cho các cháu khuyết tật trên địa bàn huyện Ngọc Hiển
Ông Phan Văn Đồn, Phụ huynh em Võ Huỳnh Hạnh Ni tâm sự: “Đối với Ni rất hiếu thảo và nghe lời cha, mẹ trong tất cả các việc, đặc biệt Ni rất quan tâm trong việc học hành của mình, hàng ngày cứ tới giờ là Ni thức trước để hối thúc cha, mẹ chuẩn bị đồ dùng học tập đưa Ni đi học khi đến lớp Ni không để cha, lo lắng về Ni, còn ở nhà thì Ni rất ngoan và biết chuyện mỗi khi cha mẹ đi làm về thì quan tâm từ chuyện nọ đến chuyện kia. Biết gần con mình không trọn vẹn như các đứa trẻ khác, nhưng với sự yêu thương, dùm bọc của gia đinh sẽ không để Ni thiệt thòi về chuyện học hành và tự ti trong xã hội”.
Theo thống kê của Hội Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi huyện Ngọc Hiển, toàn huyện hiện có 1.273 đối tượng khuyết tật, trong đó có 47 học sinh khuyết nặng được hưởng hỗ trợ hàng tháng. Bên cạnh đó, huyện đã phát triển được 07 cán bộ, cộng tác viên công tác xã hội trong cộng đồng dân cư giúp quản lý, theo dõi thông tin, kịp thời hỗ trợ, phổ biến pháp luật và các chính sách trợ giúp trẻ khuyết tật. Đến nay, 100% trẻ khuyết tật trên địa bàn huyện đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Để thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ khuyết tật, UBND huyện đã chỉ đạo các cấp, ngành phối hợp đồng bộ trong triển khai, thực hiện các chế độ, chi trả trợ cấp cho trẻ khuyết tật; đẩy mạnh thực hiện hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng và phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trên địa bàn huyện đến năm 2025, góp phần giúp trẻ khuyết tật có cơ hội tiếp cận với giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng.
Không khác vì gia đình em Ni, hiện nay trên địa bàn huyện còn nhiều gia đình khác phải chịu sót xa vì con mình bị khiếm khuyết về trí tuệ. Đối chị Phạm Thị Cúc, Phụ huynh em Võ Thành Trung, học sinh Trường tiểu học 1, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển tâm sự mình nhìn con mình rất đau lòng, bởi con mình không được như các trẻ khác. Chị Cúc nói trong những giọt nước mắt đau lòng, lúc mới sinh ra bé rất kháo khỉnh và hồn nhiên nhưng cháu dần lớn lên thì tính tình và hành động của cháu khác rất lạ, đến khi cháu lên 4 tuổi thì không kiểm soát được hành động của mình và không nghe lời của cha, mẹ nữa, đến nay cháu thích gì thì cháu làm không biết cái nào đúng cái nào sai, còn trong việc học hành của cháu thì không tiếp thu được gì, mỗi khi đến lớp cháu chỉ chọc rẹo bạn bè, không quan tâm, chú ý đến giảng dạy của thầy, cô tôi rất buồn, phải chi tôi có được điều ước tôi sẽ ước cho còn mình giống như các đứa trẻ khác”.
Ông Lê Bảo Trung, Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi huyện Ngọc Hiển thông tin: “Thời gian qua, bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi huyện Ngọc Hiển đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho người khuyết tật và trẻ khuyết tật, mồ côi, thực sự trở thành cầu nối giữa cộng đồng với những người yếu thế, kém may mắn trong xã hội. Nhờ đó, đời sống nhiều người khuyết tật và trẻ khuyết tật, mồ côi trong huyện từng bước được cải thiện, thêm cơ hội vươn lên hòa nhập cộng đồng. Để bảo vệ quyền trẻ em tiếp tục kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng, các nhà hảo tâm để tổ chức hiệu quả các hoạt động trợ giúp, chăm sóc đối tượng người khuyết tật và trẻ khuyết tật, mồ côi trên địa bàn huyện; duy trì số trẻ mồ côi hiện đang được nhận đỡ đầu, đồng thời vận động các tổ chức, doanh nghiệp tặng học bổng cho trẻ khuyết tật và mồ côi, thường xuyên thăm hỏi, tặng quà, nhằm động viên, khích lệ tinh thần người khuyết tật và trẻ khuyết tật, mồ côi trên địa bàn huyện”.
Công tác tuyên truyền được các cấp, ngành, địa phương triển khai đa dạng nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ khuyết tật. Cùng với việc thực hiện đầy đủ các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với trẻ khuyết tật, huyện chú trọng đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực chăm lo cho trẻ khuyết tật.
Ông Tạ Bửu Thương, Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Cà Mau cho biết: “Xác định công tác chăm lo, đảm bảo các chế độ, chính sách cho trẻ em khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, toàn tỉnh thực hiện nhiều chương trình, chính sách dành cho trẻ em khuyết tật. Ngành chức năng, các huyện, Thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn thành lập hội đồng xác định mức độ khuyết tật. Tư vấn, hướng dẫn trẻ em khuyết tật và gia đình họ làm hồ sơ theo quy định để hưởng bảo trợ xã hội. Hội tích cực đẩy mạnh tuyên truyền Luật người khuyết tật, trách nhiệm của xã hội đối với trẻ em khuyết tật… Chú trọng tuyên truyền, nêu gương người tốt, việc tốt, động viên họ cả vật chất lẫn tinh thần. Qua đó, vận động cộng đồng chăm lo và tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho trẻ em khuyết tật”.
Với sự quan tâm, chăm lo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội đã tạo điều kiện để nhiều trẻ khuyết tật trên địa bàn huyện Ngọc Hiển được hòa nhập cộng đồng, tiếp thêm động lực để các em vượt qua mặc cảm, tự ti, vươn lên trong cuộc sống, sẽ trở thành người có ích cho gia đình và xã hội./.