Cũng theo ông Nguyễn Công Trực, trong kháng chiến muốn nói đến Ngọc Hiển phải kể đến truyền thống cách mạng của người dân Tân Ân, được khẳng định từ cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai là bước tiến quan trọng cho cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Từ năm 1968 người dân Tân Ân luôn chịu cảnh tù đày, bao vây của địch và những lần đói khổ, gạo chẳng có, nước cũng không, nghèo khó nên người dân Tân Ân bấy giờ phải ăn trái mắm, lấy nước mặn cất thành nước để uống. Trái mắm có vị chát để ăn được người dân Tân Ân phải luộc qua 07 lần, từ vị đắng trở nên bùi và ngọt như tấm lòng người dân Tân Ân chịu nhiều gian khổ nhưng vẫn giữ ý chí sắt son, thủy chung kiên định vững vàng theo Đảng. Chính nghị lực đó mà người dân Tân Ân đã chiến thắng giặc ngoại xâm, một tấc không đi, một ly không rời căn cứ, quyết tâm bảo vệ đồn 962, hơn 170 hộ dân sống trong cảnh bao vây, chiến hãm của địch chịu cảnh đói khát, đe dọa tính mạng nhưng họ chẳng sờn lòng bởi đó là tinh thần bất khuất, dũng cảm của người dân Tân Ân - Rạch Gốc”.
Những tuyến đường thông xe trên quê hương Ngọc Hiển
Đói khổ, chết chóc nhìn những đồng đội ngã xuống lại càng căm thù giặc, ý chí người dân Tân Ân - Rạch Gốc lại mạnh mẽ hơn. Ngày thầy giáo Phan Ngọc Hiển cùng với những nghĩa sỹ yêu nước bị giặc đem ra xử bắn, đó cũng là ngày người dân Tân Ân thề với lòng phải đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập trên quê hương mang tên thầy giáo Phan Ngọc Hiển. Chính khí thế sục sôi và căm thù giặc sâu sắc người dân Tân Ân đứng lên chiến đấu anh dũng đuổi giặc Mỹ ra khởi mảnh đất Ngọc Hiển và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, làm nên một lịch sử hào hùng mang đậm dấu ấn vàng son cho ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975.
Tuổi trẻ Ngọc Hiển luôn giữ gìn giá trị truyền thống lịch sử
Với mỗi người dân sống trên mãnh đất Ngọc Hiển luôn ghi nhớ ngày 30/4/1975 là một ngày lịch sử trọng đại. Đó là ngày mà chiến tranh dần đi vào dĩ vãng, đất nước sạch bóng thù xâm lược, hoà bình trở lại trên toàn cõi Việt Nam. Đó là ngày đoàn tụ: Non sông thu về một mối, Bắc – Nam liền một dải từ địa đầu Lũng Cú đến chót mũi Cà Mau. Vĩ tuyến 17 ngang dòng sông Bến Hải chỉ còn là di tích lịch sử một thời… Khi đó, dù có khăn cách mấy Nhân dân nơi cuối trời Tổ quốc vẫn tin vào đường lối của Đảng, dù họ phải cật lực lao động để cống hiến công sức cùng với Chính quyền trong kiến thiết xây dựng quê hương. Cụ thể hơn nhiều người dân ở mãnh đất Tân Ân này khoảng 100 nóc gia có cuộc sống lam lũ khó khăn nhưng họ chưa bao giờ rời bỏ quê hương để vượt biên sang các nước khác sinh sống. Ông Nguyễn Công Trực nhìn nhận.
Nối tiếp truyền thống cách mạng của quê hương Ngọc Hiển anh hùng; bằng trí thông minh, tinh thần sáng tạo và ý chí quyết tâm, Đảng bộ và Nhân dân Ngọc Hiển đang viết tiếp những trang sử hào hùng trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ông Huỳnh Văn Tuôi (6 Tuôi), cán bộ hưu trí huyện Ngọc Hiển đánh giá: “Thời kháng chiến, đối với Tân Ân, Ngọc Hiển ở đây nhiều lần người dân phải đối mặt với tra tấn, đốt nhà…của bọn thực dân, chúng hồng dìm các phong trào yêu nước. Nhưng họ càng cố thực hiện việc đàn áp thì Nhân dân càng căm thù, quyết tâm che chỡ, nuôi dấu cách mạng. Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thành công, Nhân dân Tân Ân hăng say lao động sản xuất. Trước đây cửa Rạch Gốc chỉ có 24 nóc gia của nhiều địa phương khác về đây sinh sống nhưng hiện nay khu này trở thành khu Trung tâm kinh tế quan trọng bật nhất của Ngọc Hiển”.
Mặt dù, vẫn còn đó những khó khăn, thách thức, song những gì làm được với tinh thần của “Ý Đảng và lòng dân”, Đảng bộ, quân và dân Ngọc Hiển đã và đang viết tiếp những trang sử hào hùng trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Cụ thể hơn ngày 01-01-2004, Ngọc Hiển được chia tách và chính thức đi vào hoạt động. Đó là thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chất bước ngoặt trên chặng đường phát triển của huyện Ngọc Hiển. Sự kiện tái lập đã tạo nên một sinh khí mới trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân cực Nam Tổ quốc, song cũng đặt ra cho Đảng bộ những nhiệm vụ hết sức nặng nề. Bên cạnh việc thừa hưởng những thành tựu đạt được từ huyện Ngọc Hiển chung, Ngọc Hiển mới chia tách phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như kinh tế, xã hội trong tình trạng kém phát triển; kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ; đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao; là một trong những huyện nghèo nhất tỉnh Cà Mau. Làm thế nào để Ngọc Hiển có thể phát triển được là điều trăn trỡ của huyện từ khi tái lập đến nay.
Các kỳ Đại hội Đảng bộ huyện xác định từ nuôi trồng, khai thác thuỷ sản là mũi nhọn về kinh tế gắn với ưu tiên đầu tư phát triển khu vực nông thôn; rồi phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại đến du lịch. Mặc dù có nhiều cố gắng, nỗ lực nhưng để vươn lên ngang bằng với các huyện trong tỉnh vẫn khó đạt được. Với quyết tâm phát triển của huyện nhà, cân nhắc tiềm năng, lợi thế của huyện với cách nhìn mới, phát huy dân chủ và sức mạnh toàn dân; khai thác nội lực, thu hút ngoại lực; đẩy mạnh công cuộc xây dựng kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Nhằm có một mục tiêu chung là xây dựng Ngọc Hiển ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Bà Văn Thu Hà, nguyên Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Tân Ân chia sẽ: “Gần 13 năm xây dựng và phát triển, với những thành tựu năm sau luôn cao hơn năm trước, đến hôm nay có được một Ngọc Hiển với diện mạo mới, đổi thay, tươi đẹp hơn rất nhiều lần so với thời kỳ đầu huyện mới tái lập. Kinh tế duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, một số dự án động lực về nuôi trồng thủy sản, khai thác, đánh bắt thủy sản và du lịch, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, về văn hóa được hình thành. Các ngành, lĩnh vực kinh tế có bước phát triển khá cả về số lượng và chất lượng; lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch được quan tâm đầu tư và nâng cao chất lượng; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm khoảng 2%”.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ đề ra; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc, lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, với chế độ ngày càng được nâng cao, tạo thế và lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của quê hương Ngọc Hiển trong những năm tới. Đạt được những thành tựu như thế là cả một quá trình phấn đấu gian khổ của toàn Đảng bộ và Nhân dân huyện nhà, bất cứ thời kỳ nào, lúc gặp khó khăn hay thuận lợi thì vai trò lãnh đạo của Đảng luôn là nhân tố quyết định mọi thắng lợi.
Đồng chí: Quách Xuân Cận, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Ngọc Hiển khẳng định: “Cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển luôn quán triệt thực hiện tốt việc học tập và làm theo Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; tập trung bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất và uy tín; toàn tâm, toàn ý; chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vì lợi ích chung, vì sự phát triển của Ngọc Hiển”.
Ông Ngô Minh Toại, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển chia sẽ: “Bằng tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao, những năm sắp tới Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Ngọc Hiển sẽ tập trung triển khai quyết liệt các chương trình, dự án kinh tế động lực như: các dự án Nhà máy điện gió ven biển Đất Mũi; Cảng biển nước sâu Hòn Khoai, cảng cá, cụm kinh tế Rạch Gốc; các nhà máy chế biến tôm khô, bột cá cùng vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, gắn với bao tiêu sản phẩm và chế biến xuất khẩu thủy sản. Tiếp tục đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện và động lực của tỉnh và của Việt Nam. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới; quyết tâm xây dựng Tân Ân Tây đạt chuẩn xã Nông thôn mới; xây dựng Rạch Gốc trở thành đô thị động lực quan trọng của khu tâm kinh tế của huyện”.
Về mặt khách quan để đánh giá tình hình dù đã đạt được những bước tiến lớn về kinh tế, xã hội so với thời kỳ đầu mới tái lập nhưng nhìn chung về thứ bậc phát triển của Ngọc Hiển so với các huyện trong tỉnh vẫn chưa được cải thiện nhiều. Nhưng với tinh thần tự cường, lòng tự tôn dân tộc Đảng bộ và quân dân Ngọc Hiển đã và đang ra sức vượt mọi gian khó, hiểm nguy, quyết tâm vượt qua đói nghèo, lạc hậu với tinh thần quyết thắng của ngày 30 tháng 4 năm 1975 sẽ là cội nguồn, là hành trang, là điểm tựa cho Đảng bộ và quân dân Ngọc Hiển trong quá trình đi lên xây dựng quê hương, làm mục tiêu phấn đấu nhằm thắp sáng lên ngọn lửa truyền thống Cách mạng sẽ là động lực tinh thần to lớn để vững bước tự hào đi lên./.