Chỉ thị số 40 thể hiện sự quyết tâm rất lớn của Đảng đối với công cuộc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong đó nhấn mạnh yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội; nâng cao trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội; tập trung nguồn lực và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Thực hiện Chỉ thị số 40, sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ổn định và bền vững của hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Nhất là đã kịp thời ban hành chính sách đồng bộ hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo bảo đảm thoát nghèo bền vững.
Đến nay, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ngọc Hiển đã tổ chức triển khai 18 chương trình tín dụng với tổng dư nợ hơn 442 tỷ đồng với hơn 16.200 lượt khách hàng được tiếp cận các chương trình tín dụng.
Đến nay, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ngọc Hiển đã tổ chức triển khai 18 chương trình tín dụng
Nhờ sự quan tâm đó, NHCSXH Ngọc Hiển đã xây dựng mô hình tổ chức đặc thù; tổ chức thực hiện thành công phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách đặc thù và hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn và cấu trúc hệ thống chính trị. Mô hình này đã huy động được sức mạnh của các tổ chức chính trị xã hội và toàn xã hội dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 vẫn còn một số tổ chức Đảng, Chính quyền địa phương còn chưa thật sự quyết tâm, chưa đưa tín dụng chính sách vào trong một những mục tiêu cần phải tăng cường, bám sát dẫn đến chất lượng tín dụng chưa cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh đó với đặc thù là vùng sâu, vùng xa , tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, không ổn định kèm theo tập quán di canh, di cư do không có đất đai, phương tiện sản xuất kinh doanh, không quê quán... nên rất nhiều hộ vay vốn bỏ đi các thành phố lớn làm ăn hoặc trở về quê quán trước đây.
Bên cạnh đó việc lồng ghép các nguồn vốn khác với nguồn vốn tín dụng chính sách chưa đạt hiệu quả cao. Hiệu quả ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương chưa tốt, nhiều tổ chức chính trị chưa nhận thức hết tầm quan trọng đối với công tác ủy thác nên công tác tuyên truyền, phổ biến, thực hiện tín dụng chính sách chưa tốt nhất là khâu kiểm tra, giám sát, xử lý nợ vay.
Khi đi vào hoạt động có hiệu quả. Chỉ thị 40 sẽ tạo ra bước đột phá quan trọng trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm cũng như các chính sách xã hội khác.Trên đà thành công này cần tiếp tục duy trì và tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đi đôi với kiểm tra, giám sát; thường xuyên làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về ý thức trách nhiệm cấp ủy, chính quyền địa phương, hội đoàn thể nhận ủy thác và người dân trong việc thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện Chỉ thị số 40 trên địa bàn huyện Ngọc Hiển cần thực hiện những giải pháp như sau:
Ban Thường vụ Huyện ủy ra văn bản chỉ đạo các Đảng ủy, Chi bộ trực thuộc thực hiện nghiêm túc các nội dung đã nêu ra trong Chỉ thị số 40 và định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả thực hiện cũng như các tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện để có phương hướng chỉ đạo tiếp theo, gắn kết quả thực hiện Chỉ thị số 40 với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
UBND các xã, thị trấn tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cơ sở vật chất, tạo điều kiện làm việc cho Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện giao dịch tại địa phương. Thực hiện tốt việc điều tra, rà soát, xác định bổ sung kịp thời hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trong thời gian 3 năm, nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng thụ hưởng tiếp cận kịp thời nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống, thu nhập, vươn lên thoát nghèo.
Đối với Tổ chức chính trị nhận ủy thác các cấp, phải nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác ủy thác và thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội từ đó chỉ đạo thực hiện nghiêm túc một số công việc ủy thác xuyên suốt từ các cấp. Các tổ chức chính trị - xã hội tham gia thực hiện tốt các chính sách tín dụng hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội ; làm tốt việc bình xét đối tượng vay vốn, quản lý và hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn; đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm dịch vụ ủy thác, Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn thông qua hình thức tự đào tạo hoặc thực hiện chương trình hợp tác đào tạo với Ngân hàng Chính sách xã hội.
Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện thường xuyên rà soát, kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của thành viên Ban Đại diện là Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại cơ sở, nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện các tín dụng chính sách ưu đãi có hiệu quả, đảm bảo đúng quy trình, thủ tục quy định. Kịp thời đề xuất, kiến nghị các cấp tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan về chính sách ưu đãi nếu có.
Hằng năm, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình tổ chức thực hiện Chỉ thị; kịp thời khen thưởng để động viên nhân tố tích cực, khắc phục những yếu kém, tồn tại để tổ chức thực hiện Chỉ thị tốt hơn cho những năm tiếp theo./.